Bộ môn Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị

Urban Infrastructure Planning Department (UIP)/ Bộ môn quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Slogan: “Tạo lập nền tảng cho các thành phố đang tăng trưởng”/Building up Foundation for Growing Cities.

Giới thiệu bộ môn:

Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị được thành lập theo quyết định số 293/QĐTCCB ngày 24/04/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng. Bộ môn trực thuộc khoa Kiến trúc & Quy hoạch.

Bộ môn hiện tham gia giảng dạy đại học và sau đại học cho khoa Kiến trúc-Quy hoạch, Ban đào tạo Kỹ sư đô thị và các khoa khác trong trường Đại học Xây dựng.

  • Lĩnh vực chuyên môn đào tạo đại học: quy hoạch san nền và thoát nước; quy hoạch giao thông đô thị, thiết kế đường phố; quy hoạch mạng lưới điện, điện chiếu sáng đô thị; cơ sở quy hoạch và kiến trúc; đô thị hoá và chính sách phát triển đô thị. Hình thức giảng dạy: lý thuyết, đồ án môn học, đồ án tổng hợp và đồ án tốt nghiệp.
  • Đối với đào tạo sau đại học, bộ môn đảm nhận môn học Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Lý thuyết đô thị hoá và Quản lý cơ sở hạ tầng bền vững. Bộ môn đã hướng dẫn thành công nhiều học viên cao học, NCS ngành kiến trúc, quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật (PFIEV).

Về hoạt động khoa học, bộ môn đã và đang chủ trì, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, nghị định thư, cấp bộ, ngành và các hội nghề nghiệp (bộ Giáo dục và đào tạo, bộ Xây dựng, hội Quy hoạch Phát triển Đô thị, hội Kiến trúc sư), các dự án nghiên cứu ứng dụng, xây dựng chính sách của các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế như World Bank, JICA, UNDP, UNHABITAT… Bên cạnh đó, nhiều thầy cô tham gia tư vấn thiết kế trong các dự án thực tiễn tại nhiều địa phương trong cả nước.

Bộ môn cũng đã công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, chủ biên, tham gia viết giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo về giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật.

Định hướng phát triển:

  1. Xây dựng ngành đào tạo đại học bậc cử nhân và kỹ sư.
  2. Phát triển đào tạo sau đại học về Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật bền vững, quy hoạch hệ thống hạ tầng tích hợp, đa ngành, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng thành phố thông minh.
  3. Thiết lập nhóm nghiên cứu mạnh thuộc bộ môn, phối hợp với đối tác trong và ngoài trường, các tổ chức quốc tế để triển khai nghiên cứu liên ngành, mở rộng ứng dụng tại các địa phương.

Danh sách giảng viên bộ môn

TT

Họ và tên

Chức vụ

Lĩnh vực chuyên sâu

1

PGS.TS.KTS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Trưởng bộ môn, Trưởng chuyên ngành Kỹ thuật Đô thị (PFIEV)

Quy hoạch và Quản lý phát triển hạ tầng đô thị bền vững.

2

TS.KS. Tống Ngọc Tú

Phó trưởng bộ môn, Trưởng Ban đào tạo Kỹ sư đô thị chất lượng cao (PFIEV)

Quản lý hạ tầng bền vững, thiết kế hạ tầng kỹ thuật.

3

Ths.KTS. Nguyễn Xuân Nghĩa

Giảng viên

Quy hoạch, thiết kế đô thị

4

Ths.KS. Nguyễn Ngọc Hùng

Giảng viên

Quy hoạch san nền, thoát nước và thiết kế hạ tầng kỹ thuật

5

Ths.KTS. Lại Thị Ngọc Diệp

Giảng viên

Quy hoạch, thiết kế đô thị

6

Ths.KS. Nguyễn Thị Mai Chi

Giảng viên

Quy hoạch, thiết kế hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

 

Cố vấn chuyên môn

7

PGS.TS.KS Hồ Ngọc Hùng

Hợp đồng

Giao thông đô thị và giao thông công cộng, quy hoạch san nền, thoát nước

8

GS.TSKH.KS Lâm Quang Cường

 

Giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật.

  1. Một số giáo trình và môn học do bộ môn phụ trách: 
  2. GS. TSKH. Lâm Quang Cường, 1993. Giao thông đô thị và Quy hoạch đường phố. Trường ĐH Xây dựng.
  3. PGS. Hồ Ngọc Hùng, 2009. Giao thông trong quy hoạch đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
  4. PGS. Hồ Ngọc Hùng, 2010. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai xây dựng đô thị. NXB Xây dựng.
  5. PGS.TS. Hồ Ngọc Hùng (Chủ biên), 2016. Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị. NXB Xây dựng.
  6. PGS.TS. Hồ Ngọc Hùng (Chủ biên), 2016. Giao thông hành khách công cộng tốc độ cao, sức chở lớn trong phát triển đô thị. NXB Xây dựng.
  7. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai (Chủ biên), 2019. Hướng dẫn thiết kế Quy hoạch giao thông khu dân cư đô thị. NXB Xây dựng.