- Đề tài cấp trường trọng điểm: Phân tích mô hình thành phố đa trung tâm dựa trên khung giao thông công cộng theo phương pháp hợp nhất giái trị (3V) – Áp dụng cho thành phố Hà Nội. 04-2020/KHXD-TĐ. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
Xu hướng tất yếu của các đô thị lớn trên thế giới là chuyển đổi từ mô hình đơn cực sang đa cực – đa trung tâm. Mạng lưới giao thông công cộng được coi là yếu tố thúc đẩy các thành phố lớn chuyển đổi nhanh chóng sang mô hình đa hạt nhân (TOD), với việc hình thành các trung tâm mới, có quy mô và mức độ tập trung kinh tế cao xung quanh các đầu mối trung chuyển giao thông công cộng tại vùng ngoại vi trung tâm và vùng ven mở rộng.
Hệ thống trung tâm có hạt nhân là nhà ga, hay điểm trung chuyển được phân chia thành các nhóm loại tùy theo mức độ phức tạp của nút (số lượng tuyến đi qua, khối lượng vận chuyển hành khách, khả năng tiếp cận), theo tính chất của địa điểm (mức độ thu hút về tiện nghi, dịch vụ, chất lượng ở) và theo mức độ tập trung dân cư, việc làm, dịch vụ để tạo lập trung tâm kinh tế tại các nút này. Phương pháp phân tích hợp nhất 3V (Value) dựa trên 3 giá trị về cấp độ nút (giao thông), địa điểm (chức năng) và tiềm năng thị trường (kinh tế – thể chế) để xác định khả năng hình thành trung tâm, phân loại và chỉ định tính chất trung tâm, thúc đẩy các cơ hội việc làm và phát triển kinh tế tại khu vực xung quanh một nhà ga, hay điểm trung chuyển vận tải công cộng khối lớn. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra định hướng chiến lược phát triển trung tâm, khuyến khích hay hạn chế các hoạt động có tác động tới khu vực, cũng như lên kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng, đề xuất các dự án ưu tiên, xác định vai trò của các bên liên quan [6].
Đề tài Phân tích mô hình thành phố đa trung tâm dựa trên khung giao thông cộng cộng theo phương pháp hợp nhất giá trị (3V) – Áp dụng cho thành phố Hà Nội, mong muốn bằng cách tiếp cận tổng hợp, đa ngành, sử dụng các phương pháp phân tích lượng hóa trên quy mô tổng thể mạng lưới tuyến giao thông công cộng và tại các nút (nhà ga) để đánh giá các điều kiện hình thành trung tâm trên mạng lưới, phân nhóm loại hình trung tâm, xác định các khu vực có tiềm năng, tích tụ kinh tế, đóng vai trò như các hạt nhân phát triển của thành phố đa cực trong tương lai, khuyến nghị chiến lược phát triển về giao thông, đất đai và không gian phù hợp với tính chất các trung tâm.
Các mục tiêu chính:
- Xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận đánh giá điều kiện hình thành trung tâm tại các nhà ga, điểm trung chuyển trên mạng lưới giao thông công cộng theo phương pháp hợp nhất giá trị 3V (Giá trị nút, Giá trị về địa điểm, Giá trị về tiềm năng thị trường).
- Đề xuất các tiêu chí, công cụ đánh giá, cho điểm theo khung hợp nhất giá trị 3V các trung tâm hình thành tại nhà ga, điểm trung chuyển trong tổng thể mạng lưới giao thông công cộng của Hà Nội.
- Thiết lập sơ đồ phân loại trung tâm, xác định tính chất, vai trò, quy mô của các trung tâm này trong mô hình thành phố đa cực của Hà Nội.
- Đề tài cấp bộ Giáo dục: Tái cấu trúc đô thị trên cơ sở phát triển mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố Hà Nội. B2016-XDA-06. 2016-2017. Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai.
Hà nội là một thành phố có lịch sử lâu đời, cấu trúc đô thị khá phức tạp hình thành qua nhiều giai đoạn. Ở khu vực trung tâm từ vành đai 2, 3 trở vào, mật độ dân cư cao, mạng lưới đường phố nhỏ và phân bố không đồng đều, chủ yếu phục vụ đi lại cho phương tiện thô sơ, xe máy. Việc lồng ghép hệ thống giao thông công cộng trong quy hoạch không gian thành phố, phần nào làm thay đổi cấu trúc đô thị hiện hữu với việc hình thành nhiều trung tâm mới từ hạt nhân đầu mối giao thông, đồng thời làm biến đổi chức năng sử dụng đất hiện có xung quanh các khu vực này. Việc nghiên cứu và dự báo những thay đổi về cấu trúc không gian đô thị trên cơ sở phát triển mạng lưới giao thông hành khách cộng trong tương lai là việc làm cấp thiết, đặc biệt với những thành phố lớn như Hà Nội. Kết quả sẽ đóng góp vào công tác quy hoạch quản lý xây dựng và phát triển tại các khu vực đô thị, các trung tâm đầu mối giao thông công cộng trong tương lai cho Hà Nội và bài học kinh nghiệm cho các thành phố lớn ở Việt Nam.
- Dự báo rà soát và đánh giá những biến đổi về hệ thống trung tâm đô thị trên cơ sở phát triển mạng lưới giao thông công cộng.
- Đề xuất điều chỉnh cấu trúc quy hoạch và chức năng sử dụng đất cho phù hợp với dự báo phát triển trong tương lai các khu vực quanh đầu mối giao thông công cộng.
- Đề xuất các kiến nghị về quy hoạch và quản lý phát triển không gian đất đai đô thị trên cơ sở phát triển mạng lưới giao thông công cộng.
- Đề tài cấp trường:Xây dựng Hướng dẫn thiết kế hạ tầng quy hoạch khu dân cư đô thị (02/2018/KHXD). Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai
Hướng dẫn thiết kế hạ tầng quy hoạch khu dân cư đô thị nhằm giúp sinh viên thực hiện đồ án tổng hợp dưới dạng mô phỏng quy trình triển khai một dự án đô thị thực tiễn. Đối tượng chính là quy hoạch chi tiết thiết kế cải tạo và phát triển hạ tầng cho khu dân cư hiện hữu: khu làng xóm đô thị, hay khu tập thể, hay khu ở hiện trạng. Hướng dẫn cung cấp phương pháp, các bước xây dựng ý tưởng, đề xuất quy hoạch sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan, cho tới triển khai các tiểu đồ án về chuyên ngành QH Hạ tầng kỹ thuật từ cấp điện, cấp nước, quy hoạch san nền thoát nước, quy hoạch thu gom rác thải và tổng hợp vốn đầu tư. Hướng dẫn được thiết lập theo cách tiếp cận đa ngành, lồng ghép các lý thuyết chuyên ngành mà sinh viên đã được học.
- Đề tài nghiên cứu cấp bộ giáo dục: Nghiên cứu lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững trong tổ chức môi trường ở tái định cư do các dự án phát triển đô thị Việt Nam. B2010-03-80. Chủ trì: Nguyễn Thị Thanh Mai
Mọi hoạt động phát triển và xây dựng đô thị đều tác động tới môi trường sống con người: làm biến đổi điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn và môi trường vật thể hiện hữu. Xa hơn, những tác động tiêu cực có thể tước đoạt các điều kiện sống cơ bản của thế hệ con cháu mai sau. Chính vì vậy, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quốc tế không chỉ mỗi vùng lãnh thổ, các quốc gia, các đô thị, mà ngay cả từng cộng đồng dân cư đều đang nỗ lực hướng đến. Nghiên cứu ở góc độ đô thị, cụ thể trong tổ chức môi trường tái định cư, phát triển bền vững được xem như mục tiêu cấp thiết cho các nghiên cứu. Môi trường tái định cư không chỉ dừng lại ở vấn đề cung cấp đủ nhà ở, mà còn hướng đến chất lượng cuộc sống, khả năng ổn định lâu dài trong không gian ở đó. Chất lượng cuộc sống được đánh giá bởi những chỉ báo về tiếp cận tốt các tiện nghi dịch vụ, cơ hội việc làm, thu nhập, có môi trường xã hội bình đẳng, cộng đồng cố kết và an toàn. Người dân có quyền tự quyết định về nơi ở của mình, trên cơ sở khai thác hiệu quả, bền vững quỹ đất, sử dụng tiết kiệm năng lượng trong đời sống hằng ngày. Nghiên cứu lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững trong tổ chức môi trường tái định cư giúp xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn các nhà quản lý, giới chuyên môn, các nhà tư vấn trong soạn thảo chính sách, thực thi các dự án tái định cư trong quá trình cải tạo, nâng cấp các đô thị, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững tổng thể đô thị.
Mục tiêu:
- Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển bền vững, phát triển bền vững đô thị trên thế giới và trong khu vực, tổng quan đúc rút hệ thống các tiêu chí phát triển bền vững đô thị và môi trường dân cư.
- Nghiên cứu các mục tiêu, tiêu chí phát triển bền vững trong tổ chức môi trường ở tái định cư tại các đô thị Việt nam.
- Soạn thảo các hướng dẫn tổ chức môi trường tái định cư có lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững.
- Đề tài hợp tác giữa trường Đại học Darmstadt và Đại học Xây dựng: Quản lí chất thải đô thị theo phương pháp tổng hợp với mô hình bán tập trung – Nghiên cứu điển hình thành phố Hà Nội. Chủ trì: TS. Peter Cornel Viện IWAR, Phòng Công nghệ Nước thải và PGS.TS Nguyễn Việt Anh. Tham gia: Nguyễn Thị Thanh Mai (2008).
Hà nội cũng như các vùng đô thị và nông thôn Việt Nam đều thiếu các nhà máy xử lý nước thải. Phương tiện làm sạch nước thải chủ yếu là các hố ga đặt dưới các ngôi nhà, làm nhiệm vụ thu gom nước thải sinh hoạt theo phương pháp bể tràn không được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý. Mục đích chủ yếu của dự án là triển khai giải pháp bán tập trung, kết hợp nâng cấp các công trình cấp thoát nước có sẵn, đồng thời xây dựng tích hợp vào hệ thống cấp thoát nước mới tại các khu đô thị mới. Giải pháp của dự án là duy trì và kết hợp các bể tự hoại hiện có với các công trình mới. Các quận huyện mới sẽ được quy hoạch và trang bị hệ thống nước thải riêng biệt và nhà máy xử lý nước thải với kích cỡ phù hợp.
Bể tự hoại từ các quận huyện cũ sẽ được xử lý khi xây dựng nhà máy xử lý nước thải mới. Do đó, cách tiếp cận bán tập trung này là sự kết hợp giữa xử lý bể tự hoại sẵn có và xử lý bùn trong bể tiêu hủy của nhà máy xử lý nước thải mới. Như vậy sẽ mang lại cho các khu đô thị mới một hệ thống tích hợp vừa có khả năng xử lý các loại nước thải cũng như rác thải hữu cơ, cung cấp nguồn phân bón cho nông nghiệp và sản sinh khí biogas. Khí biogas sinh ra sẽ là nguồn năng lượng cung cấp để vận hành nhà máy xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng trong nông nghiệp.
Dự án tập trung vào
- Phân tích các điều kiện ranh giới không gian và tình trạng cơ sở hạ tầng cho việc xử lý kết hợp bùn thải, bể tự hoại và rác thải hữu cơ
- Xây dựng và thử nghiệm xử lý kị khí ưa nhiệt
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tổng hợp (tích hợp xử lý nước thải và rác thải hữu cơ cũng như sự kết hợp nâng cấp các công trình cấp thoát nước có sẵn, đồng thời xây dựng tích hợp vào hệ thống cấp thoát nước mới)
Trước khi nhận học hàm PGS |
||||
7. |
Nghiên cứu lồng ghép các tiêu chí phát triển bền vững trong tổ chức môi trường ở tái định cư do các dự án phát triển đô thị Việt Nam (B2010-03-80) |
1/2010- 12/2011 |
Cấp Bộ GD-ĐT |
Chủ nhiệm đề tài |
8. |
Nghiên cứu vấn đề tiếp cận nhà ở của nhóm đối tượng thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam (02-2010/KHXD). |
1/2010- 12/2010 |
Cấp trường ĐHXD |
Chủ nhiệm đề tài |
9. |
Những thay đổi trong tiếp cận nhà ở đô thị giai đoạn trước và sau đổi mới ở Hà Nội (02-2009/KHXD). |
1/2009- 12/2009 |
Cấp trường ĐHXD |
Chủ nhiệm đề tài |
10. |
Nghiên cứu giải pháp thu gom và xử lý tổng hợp chất thải theo mô hình bán tập trung cho các đô thị Việt nam. Nghiên cứu điển hình ở Hà Nội |
7/2009 đến tháng 6/2011 |
Nghị định thư cấp Nhà nước với CHLB Đức ( Bộ giáo dục và Nghiên cứu khoa học BMBF) |
Thành viên nghiên cứu, khảo sát |
11. |
Quá trình đô thị hóa ở Thăng Long – Hà Nội; kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ CNH, HĐH. MS: KX.09.05 |
11/2005 – 11/2008 |
Cấp nhà nước |
Tham gia chuyên đề |
12. |
Nghiên cứu Xây dựng Sổ tay Hướng dẫn Lồng ghép các Tiêu chí Quy hoạch Phát triển Đô thị Bền vững- RD31 – 09 |
2009- 2010 |
Bộ Xây Dựng |
Tham gia chuyên đề |
13. |
Các giải pháp bảo tồn, phát triển và quản lý không gian sinh thái thành phố Hà Nội đến 2020. 01C-04/ 01-2012-2 |
01/2012 – 12/2013 |
Số Quyết định:136/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội |
Tham gia chuyên đề |
14. |
Quy hoạch cải tạo và xây dựng mới các điểm dân cư nông thôn tập trung các tỉnh duyên hải miền Trung ứng phó với BĐKH, giảm thiểu tác động của bão, lũ lụt |
2012-2013 |
Bộ Xây dựng |
Tham gia chuyên đề |
15. |
Di Sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội và một số ảnh hưởng của nó đến kiến trúc Hà Nội đương đại |
1/2009-12/2010 |
Cấp bộ GDĐT |
Tham gia chuyên đề |
16. |
Nhà ở di dân. B2001-34-22 |
1/2001 – 12/2002 |
Cấp bộ GDĐT |
Tham gia |
17. |
Khảo sát hiện trạng khu ở mật độ cao trong các khu phố cũ của Hà Nội. Lấy ví dụ phường Bùi Thị Xuân. B2001-34-02 |
1/2001 – 12/2006 |
Cấp bộ giáo dục |
Tham gia |